Phát triển ngôn ngữ qua nghệ thuật múa rối và kể chuyện

Thời kỳ mẫu giáo được coi là thời kỳ phát triển nhanh chóng một cách đặc biệt của trẻ về khả năng kể chuyện và đóng kịch. Trẻ có khả năng sử dụng hình ảnh tưởng tượng và trí tưởng tượng để tự đóng nhiều vai khác nhau (Mary Renck Jalongo – Laurie Nicholson Stamp)

Việc đầu tiên là cảm hứng, học gì thì cũng cần cảm hứng, theo khảo sát của các nhà khoa học cứ 10 trẻ thì có tới 8 trẻ yêu thích kịch rối và cảm thấy hứng thú mong muốn được tái hiện lại câu chuyện qua các nhân vật rối.


Không chỉ củng cố lại trí nhớ về nội dung câu chuyện mà khi diễn rối các em còn hiểu được cảm xúc của nhân vật – gọi tên nó, học được văn hóa ứng xử trong mỗi lời thoại.

Happytime các bạn nhỏ được kể chuyện theo nhiều cách, kể bằng rối tay, rối ngón, kể bằng cánh nhập vai các nhân vật và tất cả đều tạo ra môi trường ngôn ngữ phong phú, sáng tạo nhiều tương tác.

Trẻ thường coi con rối là những người bạn thân thiện, biết cảm thông. Rối là người bạn mà trẻ có thể tin tưởng và chia sẻ mọi suy nghĩ và tình cảm của mình mà không sợ bị chế giễu hay khiển trách.

Diễn kịch và chơi với rối không chỉ giúp phát triển ngôn ngữ mà còn làm giàu đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ thể hiện và giải tỏa cảm xúc một cách hiệu quả.

Giờ kể chuyện bằng rối tay của các em bé lớp 4 tuổi Trường mầm non Happytime: