Phát triển đa giác quan – Bàn chân cảm giác của chú sâu bướm

Có một chú sâu bướm chui ra khỏi kén và bắt đầu hành trình khám phá thế giới. Chú đi qua cánh đồng rơm vàng óng thơm mùi lúa chín, lạo xạo từng sợi rơm dưới chân, chú đi qua con đường đầy sỏi, những sa mạc đầy cát, biển đầy nước mát và cả một xưởng gỗ với nhiều phoi bào nhám cả chân.

Chú sâu tiếp tục xuyên qua cánh đồng bông êm ái, ấm áp, rồi Bắc cực lạnh giá…Kết thúc hành trình của mình cũng là lúc chú sâu bướm trưởng thành – khỏe mạnh và hoạt bát…

          Từ trò chơi thú vị này, các em bé đã trải nghiệm các kích thích xúc giác từ những vật liệu sẵn có, dễ thấy trong tự nhiên.

Cảm nhận sâu về các chất liệu từ độ nhẵn mịn, nhám ráp, thô sần, bông xốp, ấm, lạnh và mát…đã giúp các em bé phát triển các giác quan và hiểu sâu hơn về các chất liệu chứ không chỉ là cảm quan bên ngoài.

“Bàn chân cảm giác” là một trong những hoạt động phát triển đa giác quan của các em bé dưới 3 tuổi tại Happy time

PHƯƠNG PHÁP ĐA GIÁC QUAN LỚP 1 – 2 TUỔI

Khi chào đời, não bộ của trẻ có hàng tỷ tế bào não. Cứ mỗi giây có hàng chục ngàn kết nối mới của tế bào não được hình thành.

Các học thuyết về giáo dục thời thơ ấu như Montessori đã từng đề cập đến vấn đề phát triển giác quan cho trẻ. Giáo sư, Tiến sỹ Robert C.Titzer (Mỹ) – phương pháp giáo dục đa giác quan được ứng dụng tại Mỹ khẳng định rằng: việc giúp trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc luôn có kết quả tốt hơn.

Sự phối hợp các giác quan sẽ khiến các synapse thần kinh được gia tăng kết nối, tiếp nhận dẫn truyền thông tin diễn ra nhanh hơn, các vùng chức năng não phải hoạt động liên tục để xử lý thông tin, từ đó, tăng cường khả năng nhận biết, tư duy, ghi nhớ.

Mỗi giác quan phát triển một cách riêng biệt và có những đặc tính riêng, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thông thường mỗi lần tương tác hoặc khám phá thế giới xung quanh đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa hai hay nhiều hơn nữa các giác quan.

Chẳng hạn, khi chơi với một món đồ chơi, trẻ sẽ cầm lên (sờ – xúc giác), lắc (nghe – thính giác), thậm chí còn cắn (nếm – vị giác) hoặc ngửi (khứu giác) nữa. Bằng cách sử dụng hai giác quan riêng biệt ở cấp độ cao hơn, thông tin từ các giác quan này kết hợp với nhau giúp trẻ có một khái niệm tổng thể về đồ vật đang ở trước mặt.

♻ Phương pháp học qua trải nghiệm đa giác quan là phương pháp mà qua đó trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc.

Khi trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc thì sẽ nhớ lâu hơn và có tìm hiểu sự vật và hiện tương sâu sắc hơn.

Phương pháp học này thường gây hứng thú đối với trẻ và có hiệu quả tốt vì các kênh thần kinh được hình thành giữa các vùng khác nhau của não sẽ nhận được những thông tin đa cảm giác.

TÌM HIỂU THÊM CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TẠI MẦM NON HAPPYTIME