Giao tiếp xã hội của trẻ có thể bị đe dọa bởi việc tiếp cận thiết bị điện tử quá sớm

Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc học hỏi hành vi và cảm xúc thông qua giao tiếp xã hội của trẻ có thể bị gián đoạn nếu cha mẹ giới thiệu thiết bị điện tử như iPad, điện thoại, laptop,… quá sớm. Nhiều cha mẹ tìm đến các thiết bị này như một bảo mẫu công nghệ giúp trẻ ăn ngoan, chơi một mình để cha mẹ có thể làm việc khác.
Kết quả của nghiên cứu Gs.Bs O’Connor, ĐH Birmingham, Anh có sự trùng khá bất ngờ với một nhóm nghiên cứu khác của Gs.Ferenstein, Viện Fast Company về ảnh hưởng hành vi giao tiếp xã hội của trẻ khi được giới thiệu thiết bị điện tử quá sớm và thường xuyên sử dụng. Câu trả lời của trẻ khi được hỏi: Liệu con thích ra ngoài chơi công viên với mẹ hay ở nhà chơi iPad? “CON THÍCH Ở NHÀ CHƠI IPAD”- Trẻ đã trả lời.

TÁC HẠI CỦA VIỆC NGHIỆN ĐIỆN THOẠI HOẶC IPAD
Viện nhi khoa Mỹ cho thấy:
1. Liên kết các tế bào thần kinh kém phát triển và không có điều kiện phát triển, dẫn đến hành vi giao tiếp nghèo nàn. Biểu hiện lâm sàng: bé luôn dí mắt vào thiết bị, bé không quan tâm cha mẹ nói gì, thậm chí gọi tên bé. Lâu dần, bé không có nhiều giao tiếp với cha mẹ và mọi người.
2. Sự kém phát triển của đại não, đại não là một phần quan trọng sự tập trung và sử dụng kĩ năng xã hội.
3. Gia tăng nguy cơ các bệnh mãn tính như béo phì, các tật khúc xạ về mắt, tim mạch và đái tháo đường.
Ts.Bs. Justin đã nhấn mạnh rằng: “cha mẹ muốn bé phát triển tốt về não bộ thì đừng dại dột giới thiệu cho bé các thiết bị điện tử cầm tay (điện thoại, ipad), dù chỉ 1 lần. Đây không chỉ là ảnh hưởng đến mắt như đã biết, mà nó là não bộ và hành vi.”

CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG ANH KHUYÊN CHA MẸ ĐIỀU GÌ ĐỂ BÉ KHÔNG BỊ “NGHIỆN”:
* Tuyệt đối không giới thiệu bất kì thiết bị điện tử cầm tay nào cho bé dưới 2 tuổi (như điện thoại, ipad,..), dù chỉ một lần.
* Không bao giờ dùng thiết bị điện tử cầm tay để dụ bé không khóc, để mở nhạc cho bé (có thể mở nhạc bằng loa, không màn hình, không cầm tay), để thu hút sự chú ý của bé, để dụ bé ăn cơm.
* Chơi và giao tiếp với bé, tự làm các trò chơi lành mạnh, cùng chơi và giao tiếp với bé là điều mà não bộ bé cần phát triển.

LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CÁC BÉ ĐÃ BỊ “NGHIỆN”
Các bé đã nghiện rồi thì rất khó để bỏ thói quen này, cha mẹ phải kiên nhẫn và quyết tâm giúp bé bỏ nghiện
* Giới hạn thời gian chơi và giảm dần mỗi tuần. Giới hạn chỉ còn 20 phút 1 ngày, tránh các giờ ăn.
* Lấp đầy các khoảng trống đó bằng hoạt động vui chơi lành mạnh với bé.
* Sử dụng đồ chơi hoặc điện thoại đồ chơi để giảm dần số lần chơi và thời gian chơi.