Giai đoạn phát triển thuận lợi cho sự lĩnh hội về ngôn ngữ là từ 0 – 3 tuổi

Từ những kết quả nghiên cứu của thế giới, TS Đặng Lộc Thọ – Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho rằng, lĩnh hội ngôn ngữ là quá trình tự nhiên ở lứa tuổi nhỏ. Trẻ từ 0 – 3 tuổi và được coi là giai đoạn thuận lợi nhất để tiếp thu ngoại ngữ do sự hình thành quá trình nhận thức và ghi nhớ tài liệu ngôn ngữ một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn những giai đoạn tiếp theo; trẻ có sự tự nhiên của các động cơ giao tiếp và không có các rào cản ngôn ngữ như sự sợ hãi, ức chế. TS Thọ cho biết: “Các kết quả nghiên cứu trên thế giới đã làm sáng tỏ luận điểm trẻ mầm non hoàn toàn có khả năng làm quen thêm ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng mẹ đẻ. Hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh trong trường mầm non tác động tích cực đến các lĩnh vực phát triển như ngôn ngữ mẹ đẻ, vận động, tình cảm, nhận thức, kỹ năng xã hội.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ rằng, trẻ ở độ tuổi mầm non có khả năng học ngoại ngữ, trẻ “song ngữ” có ưu thế về nhận thức, văn hoá và tài chính. Trẻ “song ngữ” thường ý thức và nhạy cảm hơn với các cấu trúc ngôn ngữ, khả năng này được chuyển dịch sang kỹ năng đọc viết ban đầu và các kỹ năng phi ngôn ngữ. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp và Canada cho biết trẻ từ 7 tháng tuổi có thể học, hiểu hai ngôn ngữ dù cấu trúc ngữ pháp của chúng rất khác nhau. TS Christine Chen, Chủ tịch Hiệp hội mầm non thế giới cho rằng khi trẻ được học thêm một ngoại ngữ, một thế giới khác sẽ mở ra trước mắt trẻ. Trẻ hiểu được cách mọi người nói, mọi người làm ở thế giới đó và được tư duy ban đầu về thế giới, giúp các em có tầm nhìn rộng mở hơn.

“Ngôn ngữ được tiếp nhận chứ không được dạy, vì vậy học tiếng Anh là một việc vui vẻ, thú vị. Trẻ cần có môi trường tương tác với ngôn ngữ. Mong ước của tôi là tiếng Anh được mọi người sử dụng mỗi ngày khi chúng ta học cùng trẻ, biến việc sử dụng tiếng Anh thành công cụ quen thuộc mỗi ngày”, TS Christine Chen nói.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGÔN NGỮ THỨ 2 Ở TRƯỜNG MẦM NON HAPPY TIME

Ngoài việc được giảng dạy bằng những phương pháp giáo dục sớm đặc biệt cho phát triển ngôn ngữ còn được lồng ghép vào các hoạt động đa dạng của trẻ ở trường. Trẻ chơi mà học, được phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động dễ dàng tạo môi trường mẫn cảm yêu thích như: hát, đọc thơ, nghe kể chuyện, chơi trò chơi, đóng kịch (thường được hỗ trợ bởi các giáo cụ, học liệu như flash card, các sách truyện, bảng chữ cái, hệ sách đọc theo các cấp độ với nhiều chủ đề thú vị, hấp dẫn…) với thời lượng học tiếng Anh khá cao (5 ngày/tuần).

YẾU TỐ GIÁO VIÊN ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG

Cô giáo luyện tập phát âm thường xuyên cho trẻ, nói chuyện và tương tác với từng em bé để biết được phong cách học của từng em nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ thứ hai tốt nhất. Kĩ năng nói là một trong số các kĩ năng dễ bắt chước và học nhất trong ngoại ngữ. Và lúc nói được là thời điểm bé tạo được tâm lý tự tin khi dùng Tiếng Anh. Việc khuyến khích và tạo môi trường tự nhiên cho các em bé giao tiếp với nhau hàng ngày bằng ngôn ngữ thứ 2 còn giúp rèn luyện sự tự tin về khả năng làm chủ ngôn ngữ.

Những lợi thế trong nhạy bén trong ngôn ngữ ở thời kỳ vàng cũng đem lại thách thức cho giáo viên, việc này đòi hỏi sự chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và chuẩn chỉ trong phát âm và cách tiếp cận. “Khắc ấn” ngôn ngữ trong giai đoạn đầu đời sẽ theo trẻ rất lâu, việc này khiến Happy Time cẩn trọng trong tuyển dụng và đào tạo giáo viên nước ngoài và giáo viên trợ giảng.

Ngoài chương trình với những phương pháp đươc nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học và tiên tiến – yếu tố giáo viên được đánh giá vô cùng quan trọng. Ngoài năng lực chuyên môn các kỹ năng sư phạm, khả năng sáng tạo trong cách tiếp cận với các em bé thì yếu tố yêu trẻ, hiểu tâm lý trẻ cũng được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Việc lượng giá chất lượng học của các em bé qua từng tháng cũng được hệ thống và theo dõi sát sao từ phía Ban Quản lý chuyên môn của trường. Cho dù là cô giáo người nước ngoài hay cô giáo người Việt thì khi tiếp cận trẻ đều hiểu rằng không gì bằng TỰ DO – TÔN TRỌNG VÀ YÊU THƯƠNG.