Với các em bé, sự háo hức, tò mò vô tình bị hấp dẫn bởi thế giới khoa học đầy màu sắc luôn khiến các em đặt câu hỏi “vì sao?”, sẽ là thiệt thòi lớn nếu ở độ tuổi mầm non trẻ không được làm quen với khoa học, được trải nghiệm để hiểu về các sự vật, hiện tương xung quanh mình.
Có một sự thật về bộ não của trẻ ở giai đoạn trước 6 tuổi – giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tiếp nhận thông tin ồ ạt như một miếng bọt biển thấm hút nước, giai đoạn này gần như đã định hình cho những năng lực trí tuệ về sau.
Đó cũng là thời gian tuyệt vời để trẻ hoà mình với những trải nghiệm khám phá khoa học về thế giới xung quanh một cách trực quan, sinh động.
1. KHÁM PHÁ KHOA HỌC TẠO RA MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG.
🔷 Với các em bé tại Happytime khám phá khoa học không chỉ là trải nghiệm mà còn là học thông qua quá trình truy vấn, đi từ đặt câu hỏi, thực hành và tương tác, học thông qua các giác quan, chuyển động của cơ thể.
🔷 Rất nhiều kỹ năng trẻ có thể học thông qua trải nghiệm khoa học như: kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề, sáng tạo, ra quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp, khai thác các công cụ thông tin truyền thông…
🔷 Trong quá trình học trải nghiệm, các giác quan của trẻ cũng phát triển theo. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, trẻ học thông qua đa giác quan có khả năng nhận thức và khả năng phản ứng trước các tình huống tốt hơn. Nhờ có những hoạt động trải nghiệm thực tế, chú trọng thực hành nên các kỹ năng của trẻ càng trở nên khéo léo và thành thạo hơn theo thời gian.
🔷 Các kỹ năng giao tiếp xã hội có thể hình thành được trong quá trình “thực làm” (hands-on) chứ không thể có được khi chỉ đọc sách hay xem trên tivi.
2. KHÁM PHÁ KHOA HỌC TẠO RA MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY.
🔷 Trong các hoạt động học khoa học, trẻ em được học cách quan sát, phân tích và đưa ra kết luận, tự hình thành quy luật một cách nhanh chóng.
🔷 Chính sự quan sát, đặt câu hỏi không ngừng ở trẻ là một trong những những đặc điểm nổi bật của các nhà khoa học. Sự háo hức, say sưa, quên hết mọi thứ xung quanh chỉ để tập trung vào cái điều mình mong muốn đó cũng chính là những phẩm chất của những nhà khoa học thực thụ. Các em bé rất cần môi trường giáo dục tốt để được tiếp tục phát triển những phẩm chất ấy.
3. TRAO CHO TRẺ KIẾN THỨC KHOA HỌC ĐỂ TRẺ LÀM CHỦ CUỘC SỐNG CỦA MÌNH.
🔷 Ngày nay, khoa học và công nghệ càng ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống của con người. Các vấn đề về an toàn thực phẩm, sức khỏe, môi trường, thiết bị điện tử… luôn cần có kiến thức và hiểu biết để con người ra các quyết định và lựa chọn sáng suốt. Xã hội càng văn minh, con người càng cần đến các kiến thức khoa học để đưa ra nhận định, đánh giá, chọn lựa và ứng dụng vào cuộc sống.
4. TRẺ CẦN HIỂU ĐƯỢC BẢN CHẤT CỦA kHOA HỌC ĐỂ CÓ THỂ YÊU NÓ MỘT CÁCH CHÂN THÀNH
🔷 Chính những trải nghiệm khoa học thực tế giúp trẻ hình thành nên tình yêu về thế giới xung quanh dựa trên nhận thức về tri thức, hun đúc cho những hành vi và thái độ tốt trong cuộc sống, đồng thời góp phần nuôi dưỡng đam mê, sở thích của trẻ ngày một phát triển hơn trong tương lai.
🔷 Các em bé ở Mầm non Happy Time được khám phá khoa học từ 1 tuổi, và phát triển không ngừng ở các lứa tuổi tiếp theo. Với các em khoa học là cuộc sống, là hơi thở là tất cả những gì kỳ diệu nhất của một thế giới đa chiều, tràn đầy tình yêu và năng lượng.
Giờ khám phá khoa học các em bé lớp 6 tuổi: “Tìm hiểu về gió”