Theo các nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ của trẻ em cho thấy:
Trẻ em được học ngôn ngữ phong phú trong môi trường sống hằng ngày, chính là phương pháp giáo dục sớm hiệu quả và thần kỳ nhất. Chỉ cần trẻ được sống, được tắm trong môi trường ngôn ngữ đó thì sẽ nắm bắt được nó kì diệu như một thiên tài, trẻ có thể học ngôn ngữ, ngữ điệu, từ vựng đến ngữ pháp không hề tốn công sức, đồng thời có thể nghe nói được, mô phỏng được một cách tuyệt vời. Nếu như bạn cho bé chịu ảnh hưởng và hun đúc tài năng “ngôn ngữ thị giác” cùng một lúc thì bé còn có thể nhận biết chữ, thậm chí bé còn có thể đọc được cả sách vở đa dạng. Đây cũng là cách mà chúng tôi chọn để tiếp cận và phát triển song ngữ cho các em bé ở Happy Time.
GIAI ĐOẠN 0-3 TUỔI LÀ THỜI KỲ TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TỐT NHẤT.
Hiện nay, người lớn ai cũng đều lo lắng cho vốn ngoại ngữ của mình, hầu hết thanh thiếu niên đều vùi đầu vào những cuốn giáo trình ngoại ngữ. Tôi sống nhiều năm trong môi trường đại học, sáng nào cũng nhìn thấy bóng dáng các em sinh viên miệt mài đọc sách, nội dung các em đang đọc đảm bảo đều là ngoại ngữ. Cho dù có nỗ lực đến vậy, khi tốt nghiệp đại học, vẫn có không ít sinh viên bị trượt môn học này hoặc không đạt để đáp ứng nền kinh tế hội nhập cũng như cơ hội được làm việc tại những môi trường chuyên nghiệp, quốc tế. Đã bao năm trôi qua, hết thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác vẫn đi theo lối mòn cũ mà chúng ta không hề nhìn lại xem lối mòn ấy có cần được thay đổi và cải cách hay không ?
LỐI THOÁT CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ NẰM Ở ĐÂU?
Lẽ nào lại là những lớp phù đạo với nhiều tên gọi khác nhau như tiếng Anh cho nhi đồng, tiếng Anh cho thiếu niên, hay tiếng Anh cho thanh thiếu niên đang như nước thủy triều tràn ngập vào thị trường giáo dục? Mặc dù nó đều áp dụng các hình thức giảng dạy phong phú đa dạng như hình vẽ minh họa, chú trọng nói, tạo tình huống và các hoạt động trò chơi thú vị khác, nhưng kết quả vẫn là giá thành đào tạo cao, hiệu quả thu lại thấp.
MẤU CHỐT CỦA VẤN ĐỀ CHÍNH LÀ: Nên để trẻ nhỏ được tiếp xúc với ngôn ngữ ngay từ lúc lọt lòng, đồng thời phải để cho cả nói và chữ viết cùng phát triển. Bởi trẻ nhỏ không có môi trường ngôn ngữ nghe nói tiếng nước ngoài, chỉ có thể áp dụng phương thức học “ngôn ngữ thị giác”, mỗi ngày đọc một ít, chúng ta tự tạo ra môi trường ngôn ngữ, mỗi ngày học một chút, tạo ra môi trường ngôn ngữ nhân tạo, để “ký ức và lý giải về hình ảnh chữ viết” của bán cầu não phải trợ giúp cho ký ức âm thanh và lý giải của thính giác.
Quá trình để trẻ nhạy cảm sớm với ngoại ngữ đòi hỏi giáo viên và cha mẹ phải cực kỳ kiên trì và tâm huyết. Đôi khi chỉ có 5-7 phút mỗi ngày nhưng nếu vì bận việc mà bạn bỏ qua một ngày thì điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ghi nhớ của trẻ.
Ở trường mầm non Happy Time cả chương trình học và giáo viên đều phải thống nhất và ưu tiên việc tạo ra môi trường mẫn cảm yêu thích song ngữ cho các em bé bằng các hình thức tiếp cận đặc biệt dựa trên lợi thế nghiên cứu về phát ngôn ngữ thời kỳ sớm và sự nhạy cảm của giáo viên giàu kinh nghiệm. Khi quan sát và làm việc với trẻ theo hướng cá thể cô giáo sẽ hiểu trình độ và khả năng của mỗi em bé đang ở đâu, cần hỗ trợ những gì? hình thức học nào là phù hợp với em bé ấy? Với sự hỗ trợ đắc lực của các giáo cụ, sách đọc, học liệu giáo dục sớm, trẻ học thông qua trò chơi, thông qua vận động, âm nhạc, nghệ thuật kịch rối, đa giác quan, qua khám phá không gian ngoài trời, qua cảm xúc của những câu chuyện, qua giao tiếp với bạn bè và ngay cả những label được sắp xếp hết sức dụng ý,…
Cứ như vậy, ở Happy Time ngôn ngữ thứ 2 đến với các em bé tự nhiên như hơi thở, như khí trời và các em bé dung nạp nó mỗi ngày tràn ngập hứng khởi như ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.